Tổng Hợp Các Chuẩn Giao Tiếp Và Giao Thức Truyền Thông Công Nghiệp

July 31, 2023

Khoa học & kỹ thuật ngày một phát triển, theo đó ngành công nghiệp cũng có tốc độ phát triển nhanh chóng, đặc biệt lĩnh vực truyền thông trong công nghiệp. Ngày càng xuất hiện thêm nhiều các chuẩn giao tiếp, giao thức truyền thông công nghiệp mới để đáp ứng hết tất cả nhu cầu sử dụng của ngành. Trong bài viết hôm nay, ATPro sẽ tổng hợp các chuẩn giao tiếp và giao thức truyền thông công nghiệp phổ biến để giới thiệu đến bạn. Cùng theo dõi nhé!

Tổng hợp các chuẩn giao tiếp và giao thức truyền thông công nghiệp hiện nay 

USB (Universal Serial Bus)

USB là viết tắt của cụm từ tiếng anh Universal Serial Bus, được định nghĩa là 1 chuẩn kết nối có dây trong máy tính. Chuẩn USB được dùng với mục đích để kết nối các thiết bị như điện thoại, máy tính bảng, máy nghe nhạc,... với máy tính. USB có 2 loại chính là cổng USB 2.0 & USB 3.0, USB 3.0 là phiên bản nâng cấp của cổng USB 2.0.

RS232

Là cổng giao tiếp nối tiếp, chuẩn truyền thông công nghiệp. Giao tiếp nối tiếp RS232 có tốc độ truyền dữ liệu chậm hơn so với các loại giao tiếp song song, tuy nhiên vẫn được sử dụng phổ biến bởi có chi phí thấp hơn. 

Dây cáp RS232

RS422

Là chuẩn truyền thông truyền dữ liệu theo hình thức nối tiếp, tín hiệu được truyền trên 2 dây, tốc độ truyền phụ thuộc vào khoảng cách truyền. 

RS485

RS485 là phiên bản nâng cấp của RS422, ưu điểm vượt trội của RS485 là cho phép kết nối & truyền dữ liệu với tối đa lên đến 32 cặp thu phát trên đường truyền cùng 1 lúc. Cũng giống với RS422, tốc độ truyền dữ liệu của RS485 phụ thuộc vào tỷ lệ và khoảng cách. 

Ethernet 

Ethernet cho phép các thiết bị có thể giao tiếp với nhau qua một giao thức hoặc bộ quy tắc/ngôn ngữ mạng chung. Là 1 lớp giao thức data-link trong tầng TCP/IP (giao thức điều khiển truyền nhận). Ethernet ít bị gián đoạn, cung cấp mức độ bảo mật & kiểm soát mạng tốt hơn.

Cáp Ethernet

MODBUS

Là chuẩn truyền thông công nghiệp bắt đầu được Modicon phát triển từ năm 1979 với mục đích để thay thế các chuẩn truyền thông truyền thống. MODBUS hoạt động dựa trên nguyên tắc bên nhận - bên gửi tín hiệu, nhằm truyền dữ liệu từ các thiết bị đầu cuối về với PLC hoặc SCADA.

>>> Tham khảo nhiều bài viết hay và hữu ích tại: antuongpro.com

UART

Viết tắt của cụm từ tiếng anh Universal Asynchronous Receiver – Transmitter. Là mạch tích hợp thường được sử dụng trong việc truyền dẫn dữ liệu nối tiếp giữa máy tính với các thiết bị ngoại vi. Chức năng chính của UART là truyền dữ liệu nối tiếp, giao tiếp giữa 2 thiết bị trong UART có thể được thực hiện theo phương thức nối tiếp hoặc song song.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về các chuẩn giao tiếp và giao thức truyền thông công nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào cần giải đáp, hãy liên hệ trực tiếp với ATPro qua số hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.